KHÓA HỌC UỐN TÓC Y HỌC

2. Tứ chuẩn và Uốn y học.
2.1 Tứ chẩn là gì?
Chính là viết tắt của bốn phương pháp chuẩn đoán bệnh trong Đông y:
+ Vấn (hỏi bệnh ): Trước tiên hỏi về tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp. Sau là hỏi về quá trình bệnh, đã điều trị như thế nào…
+ Vọng (quan sát bệnh ): Quan sát thông qua thần sắc, hình thái để nói lên tình trạng chung về bệnh.
+ Văn (nghe và ngửi ): Bao gồm: Nghe tiếng nói, tiếng thở…. Ngửi hơi thở, mùi bài tiết…
+ Thiết (bắt mạch và sờ nắn ): Là phương pháp thiết yếu và tỉ mỉ nhất trong chẩn đoán bệnh lâm sàng bao gồm bắt mạch và sờ nắn vào vùng bệnh.
2.2 Uốn y học.
“Uốn y học là việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh trong Đông y vào việc đánh giá, xác tình trạng hư tổn của tóc từ đó đưa ra phương hướng phục hồi trước khi thực hiện quá trình uốn.”
Vậy Uốn y học áp dụng hình thức chuẩn bệnh nào và cách thức thực hiện ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong phần 3.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng tóc hư tổn và nội dung phương pháp Uốn y học.
3.1 Nguyên nhân: ở đây chúng tôi đề cập đến hai nguyên nhân phổ biến nhât.
+ Hóa mỹ phẩm: Với sự phát triền rầm rộ của ngành công nghiệp tóc, các hãng mỹ phẩm liên tục tung ra sản phẩm mới. Không ít nhà sản xuất vì lợi nhuận mà quay lưng lại với khách hàng, cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Bên cạnh đó là vô số hóa mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường.
+ Trình độ tay nghề: Các cửa hiệu, tiệm, salon tóc tăng nhanh theo nhu cầu làm đẹp của các thượng đế. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ thợ làm tóc, nhà tạo mẫu tóc gây ra sự sai hỏng trực tiếp. Khách hàng đành “ngậm đắng, nuốt cay” vì đặt niềm tin không đúng chỗ.
Bất kể là nguyên nhân nào đi chăng nữa, khách hàng cũng vẫn là người phải chịu hậu quả cuối cùng. Tóc trở lên khô, xơ, hư tổn, nói vui theo ngôn ngữ nghề nghiệp thì đây là những mái tóc “đã nát lại còn bét”.
Làm thế nào để lấy lại sự cân bằng cho những mái tóc “nát bét” này? Giúp chúng dần trở lên mềm mại, mượt mà? Câu trả lời nằm gọn trong ba từ: UỐN Y HỌC.

3.2 Nội dung phương pháp Uốn y học
Chúng ta đã đề cập tới các phương pháp chẩn bệnh trong Đông y, và giờ là lúc thực hiện. Uốn y học sử dụng kết hợp ba phương pháp: Vấn, vọng và thiết.
+ Vấn: trước tiên hỏi về thông tin cá nhân cơ bản như tên, nghề nghiệp… để tạo ra mối liên hệ tốt với khách hàng. Chẳng khách hàng nào thích một khuôn mặt lầm lì, hay sự biểu cảm thờ ơ. Tiếp theo hỏi về việc khách có thường xuyên sử dụng các hóa chất không, dùng sản phẩm gì để chăm sóc tóc, lần làm hóa chất gần nhất là khi nào… Thiết nghĩ đây là vấn đề cơ bản đầu tiên mà tất cả các nhà tạo mẫu tóc đặc biệt là các bạn trẻ mới vào nghề phải luôn ghi nhớ. Có hiểu được khách hàng thì mới phục vụ khách hàng được chu đáo.
+ Vọng: phải quan sát, đánh giá tình trạng của tóc: cấp độ khô, xơ, có qua phủ bạc (nhuộm đen hay không ), dập xù, cháy nhiều hay ít…
+ Thiết: là vấn đề quan trọng bậc nhất, việc “bắt mạch” cho tóc được thực hiện như thế nào? Có một số loại tóc rất dễ đánh lừa thị giác (tức là các bạn đã đánh giá sai trong bước Vọng ) làm cho chúng ta lầm tưởng là tóc khỏe, điều này là cực kỳ tai hại. Phải làm sao để tránh bị lừa? Câu trả lời chính là: tóc sẽ hiện nguyên hình khi gặp nước, dưới tác động của nước (độ PH cân bằng ) ta sẽ phát hiện thực sự tóc khỏe hay yếu.
Như vậy ta đã đi được một nửa vấn đề trong phương pháp uốn y học. Vấn đề quan trọng đầu tiên coi như đã xong. Có chẩn bệnh đúng ta mới “bốc thuốc” phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị cao. Trong vô vàn mỹ phẩm trên thị trường, ta biết chọn loại nào? Cách “bốc thuốc” trong phương pháp Uốn y học có gì đặc sắc? Cho hiệu quả ra sao?

1. Tổng quan.
– Với những chia sẻ trong bài viết trước, chúng ta đã hiểu tại sao lại có khái niệm mới Uốn y học và những vấn đề cơ bản trong phương pháp Uốn y học.
– Trong ngành chăm sóc tóc, một nhà tạo mẫu phải cẩn thận, tỉ mỉ và am tường về tóc như một bác sỹ mới có thể trả lại sức sống cho mái tóc hư tổn, đưa nó về gần với trạng thái ban đầu.
– Muốn làm được điều đó trước hết ta phải hỏi (Vấn ) khách hàng xem ở nhà dùng sản phẩm chăm sóc tóc gì, đã uốn nhuộm bao lâu, có dùng phủ bóng không, có phủ bạc không…để đưa ra những nhận định chính xác.
+ Ví dụ khách hàng dùng dầu rẻ tiền mà muốn uốn phục hồi ta phải tư vấn cho khách hàng biết hậu quả. Tránh tình trạng đã xử lý tốt nhưng khách hàng lại quay ra bắt đền. Bởi ta phải hiểu một điều: tóc đã yếu mà không sử dụng sản phẩm mang tính axit( tham khảo bài viết Tóc hư tổn – độ pH sự liên quan mà salon tóc và người tiêu dùng nên biết ) thì tóc sẽ khô xơ trở lại
– Ta cũng phải quan sát (Vọng ) để đánh giá xem mái tóc khách hàng hư tổn đến cấp độ nào.
– Cuối cùng, gội đầu cho khách, kiểm tra tóc lúc còn ướt (Thiết ) để biết chính xác tình trạng tóc khách hàng và đưa ra quyết định: Uốn được hay không uốn được?
Chớ vội tin theo quảng cáo của một số hãng mỹ phẩm mà làm bừa. Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, làm việc phải dựa trên thực tế, một “Bác sỹ tóc” càng phải ghi nhớ điều này. Không phải cứ có sản phẩm tốt thì tóc nào cũng uốn được. Việc đánh giá mái tóc và đưa ra quyết định hợp lý nhất phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của từng Nhà tạo mẫu tóc. Cuối cùng là phần “kê đơn bốc thuốc”.

2. Kỹ thuật trong phương pháp Uốn y học.
– Tất cả những mái tóc hư tổn đều có chung tình trạng: Kiềm tính, mất nước, thiếu keratin và các dưỡng chất.
– Có rất nhiều sản phẩm có thể bổ sung dưỡng chất cho tócđang có trên thị trương.
– Vấn đề bổ sung dưỡng chất là vô cùng cần thiết, sau khi bổ sung dưỡng chất đến giai đoạn làm chủ thuốc uốn. Muốn sử dụng thuốc uốn, ta phải hiểu thuốc uốn mình đang dùng độ mạnh yếu ra sao để còn biết mà kiểm soát.
+ Theo kinh nghiệm của một số Nhà tạo mẫu tóc uy tín, với tóc yếu ta nên cho độ mở tóc từ từ bằng cách pha loãng thuốc với nước lọc, làm sao để thời gian mềm hóa tối thiểu là 20 phút.
+ Trong thời gian mềm hóa thấy tóc hút nước nhiều thì phải bù ngay nước bằng cách xịt đều nước ấm lên tóc. Sau khi mềm hóa xong thì xả sạch số 1, sấy khô 90% tóc, bôi thêm một chút dung dịch dưỡng chất (xả khô +hấp +nước…) lên phần tóc cần uốn và tiến hành lên trục.
Lưu ý: với tóc yếu chỉ nên chạy nhiệt từ 60-80 độ. tóc khỏe 100 đến 120. kiểm tra liên tục trong qua trình chạy nhiệt giống như thăm bệnh, quan sát tỉ mỉ cho tới lúc ổn định song quá trình chạy nhiệt, tiếp đến là định hình cho phần tạo hình mới, tạo ra hình thái mới và cấu trúc cũng như kết cấu mới của mái tóc đang uốn.
chúng ta có thể pha nhiều dung dịch hỗn hợp để dập tùy vào tinhd trạng tóc để quyết định mỹ phẩm nào cần sử dụng
– Các thao tác tiếp theo chắc chắn nhà tạo mẫu nào cũng đã rõ vì vậy tôi sẽ không đề cập tới.
– Trong những trường hợp tóc nhạy cảm như dập xù, nhuộm đen, phủ bóng sẽ có thêm những thủ thuật khác để tạo hiệu ứng tốt hơn.

Trong khóa học này, các bạn sẽ được học :

 

 

Trao chứng chỉ khóa học Uốn Y Học

  • Kĩ thuật bù trừ dinh dưỡng, đưa sợi tóc về quy trình chuẩn
  •  

 

 

  • Nhận biết bằng cách quan sát sờ và giật sợi.

 

 

Mái tóc sau khi uốn

 

 

 

BÀI VIẾT MỚI

09666.7.9999